Danh nhân Hiệp Hòa (huyện)

Các tiến sĩ thời phong kiến

Dưới các triều đại phong kiến, qua 11 khoa thi huyện Hiệp Hòa có 13 người đỗ tiến sĩ.

  • Khoa thi năm Giáp tý 1384 dưới triều vua Trần Phế Đế, tổ chức tại chùa Vạn Phúc, núi Tiên Du, Bắc Ninh, ông Đoàn Xuân Lôi là người đầu tiên của Hiệp Hòa đỗ tiến sĩ - đạt Trạng nguyên. Ông người xã Ba Lỗ, tổng Mai Đình, Hiệp Hòa (nay là làng Trâu Lỗ, hay làng Sổ).
Bài chi tiết: Đoàn Xuân Lôi
  • Khoa thi năm Mậu Dần 1518 dưới triều vua Lê Chiêu Tông: Ngọ Doãn Thọ người xã Ngọ Xá đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
  • Khoa thi năm Bính Tuất 1526 thời vua Lê Cung Hoàng: Khổng Tư Trực, người Đoan Bái đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
  • Khoa thi năm Kỷ Sửu 1529 thời vua Mạc Đăng Dung:
    • Nguyễn Hoàng (trong Văn Miếu ở Hà Nội ghi là Nguyễn Mao) người xã Đức Thắng đỗ Đệ nhị giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
    • Nguyễn Doãn Dịch, sinh 1490 người Hoàng Vân đỗ Đệ nhị giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
  • Khoa thi năm Mậu Tuất 1538 dưới triều Mạc Đăng Doanh:
    • Hoàng Sầm, sinh năm 1512 tại Thù Sơn, sau chuyển sang Quế Trạo, đỗ Thám Hoa làm đến thượng thư, tước Hoàng Phúc Bá, là con rể Nguyễn Doãn Dịch.
    • Ngô Trang, người Ninh Định, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
  • Khoa thi năm Đinh Mùi 1548 thời vua Mạc Phúc Nguyên: Nguyễn Thúc Lương người Gia Định đỗ Đệ nhị giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
  • Khoa thi năm Kỷ Mão 1559 thời vua Mạc Phúc Nguyên: Nguyễn Kính, người Quế Trạo sinh 1522, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, làm đến Hộ bộ thượng thư, tước Hương sơn hầu, đã từng đi sứ.
  • Khoa thi năm Giáp Tuất 1574 thời vua Mạc Mậu Hợp: Nguyễn Như Tiếp người Phúc Mỹ đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
  • Khoa thi năm Nhâm Thìn 1592 thời Mạc Mậu Hợp: Nguyễn Hữu Đức người Vân Cẩm sinh năm 1569 đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
  • Khoa thi năm Tân Sửu 1721 thời vua Lê Dụ Tông: Ngô Dụng người làng Vân Trì sinh năm 1684 đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
    Bài chi tiết: Trịnh Ngô Dụng
  • Khoa thi năm Tân Sửu 1901 thời vua Thành Thái triều Nguyễn: Nguyễn Đình Tuân người làng Trâu Lỗ, xã Mai Đình đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, đỗ đầu trong 9 vị tiến sĩ khoa này.
    Bài chi tiết: Nguyễn Đình Tuân

Một số người nổi tiếng

  1. Bà Nguyễn Thị Song (Xã Mai Trung) - Anh hùng Lao động, đại biểu Quốc hội các Khóa IV và V [4]
  2. Ông Hoàng Đăng Huệ (Xã Hoàng Thanh), Thiếu tướng, nguyên Chính ủy Binh chủng Tăng - thiết giáp[5]
  3. Ông Chu Công Phu (Xã Thường Thắng), Thiếu tướng, Phó Chính ủy Học viện Chính trị (Quân đội nhân dân Việt Nam)[6]
  4. Ông Ngô Thế Chi (Xã Xuân Cẩm), GS.TS, nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Tài chính
  5. Ông Nguyễn Văn Vọng (Xã Mai Trung), Tiến sĩ Toán học, nguyên Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, Đại biểu Quốc hội các khóa IX và X.
  6. Ông Triệu Văn Thế (Xã Mai Trung), Thiếu tướng, nguyên Cục Trưởng Cục Quản lý XNC - Bộ Công an.
  7. Ông Nguyễn Thái Lai (Xã Mai Đình), Tiến sĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  8. Ông Nguyễn Thanh Quất (Xã Hoàng Vân), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc.
  9. Ông Nguyễn Quốc Cường (Xã Hợp Thịnh), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng (Khóa X, XI), Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Đại biểu Quốc hội các khóa XII, XIII, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang.
  10. Ông Bùi Văn Hải (Xã Hùng Sơn), Ủy viên Trung ương Đảng (Khóa XII), Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang
  11. Ông Hoàng Thưởng (Xã Hùng Sơn), PGS.TS, nguyên Viện Khoa học hình sự Bộ Công an
  12. Ông Bùi Xuân Khang, Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Quốc phòng.
  13. Ông Đặng Hoàng An (Xã Đoan Bái), Thứ trưởng Bộ Công Thương
  • Đình Lỗ Hạnh thuộc xã Đông Lỗ: xây dựng năm 1576, là ngôi đình có niên đại sớm nhất Việt Nam, dòng chữ "Đệ nhất Kinh Bắc" ghi ở trong đình ngay từ khi xây dựng. Bộ tranh "Bát tiên" (8 cô tiên) gồm hai bức thuộc loại hình nghệ thuật sơn mài sớm nhất ở Việt Nam. Các bức trạm cưỡi ngựa, đấu võ, hoa sen, rồng, chim, tiên cưỡi rồng là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc có tiếng [7].
  • Lăng Dinh Hương là nơi lưu giữ thi hài quận công La Quý Hầu được xây dựng năm 1727.
    Bài chi tiết: Lăng Dinh Hương
  • Lăng Họ Ngọ là nơi lưu giữ thi hài Phương quận công Ngọ Công Quế được xây dựng năm 1697.
Bài chi tiết: Lăng Họ Ngọ
  • Lăng Bầu (xã Xuân Cẩm): xây dựng năm 1597, còn khá nguyên vẹn, chia thành hai lớp với hệ thống tường đá ong, cổng đá ong, tượng ngựa và quân hầu bằng đá, tượng voi, võ sĩ bằng đá, bàn đá.
  • Các di vật cổ nhất của Hiệp Hòa gồm có: trống đồng Bắc Lý (đào được ở khu đất Gò Mụ, thôn Lý Viên, xã Bắc Lý vào năm 1975), trống đồng Xuân Giang xã Mai Trung, các hiện vật đào được trong khu di chỉ Đông Lâm Hương Lâm. Tất cả các hiện vật này được lưu giữa ở Bảo tàng tỉnh Bắc Giang. Trống đồng Bắc Lý giống trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Đông Sơn, ở giữa có ngôi sao 12 cánh, 4 tượng cóc ở xung quanh. Đó là loại trống được xếp vào loại cổ nhất, một di sản đặc sắc và tiêu biểu của nền văn hóa Đông sơn cách đây 2350 năm.
  • Đình Xuân Biều (xã Xuân Cẩm) nơi khởi nghĩa giành chính quyền đầu tiên ở tỉnh vào ngày 12 tháng 3 năm 1945, trước ngày tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 là 160 ngày.
  • Khu di tích Núi IA (Y Sơn): Chùa IA, Đền IA thờ Thánh Hùng Linh Công.
    Bài chi tiết: Hùng Linh Công
  • Tour du lịch sinh thái đi dọc sông Cầu thuộc địa phận Hiệp Hòa 50 km, phần đẹp nhất của sông Cầu. Đi xe máy từ phố Thắng xuống chợ Lữ (có thể dừng lại thăm đình Lỗ Hạnh), tới bến Gầm, theo bờ Bắc sông, ngược sông Cầu đến bến đò Đông Xuyên, lên bến đò Ngọt rồi Ngã Ba Xà (nơi diễn ra hai trận đánh nổi tiếng của Lý Thường Kiệt với quân Tống), tiếp theo là bến đò Ninh Tào, cầu Vát mới xây dựng, bến đò Quế Sơn, bến đò Hà Châu, quay về phố Ca Sơn, kè Gia Tư, Phố Thắng. Tổng chiều dài khoảng 75 km.
  • Khu vực Ông Tượng ở huyện lỵ vừa là một di tích lịch sử vừa là một trung tâm thương mại của huyện. Ông Tượng là biểu tượng cho truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Hiệp Hòa được xây dựng vào năm 1970. Cây đa cổ thụ trước cửa Ủy ban huyện đã có hàng trăm năm. Chợ Ông Tượng họp suốt cả ngày. Xung quanh Ông Tượng là hệ thống ngân hàng, bưu điện, các cửa hàng buôn bán tấp nập.
  • An toàn khu thứ hai của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ.
    Bài chi tiết: ATK2